Phần lớn mọi người đều cho rằng tự học Toeic rất đơn giản và không cần tốn nhiều công sức. Điều này hoàn toàn có thể nếu bạn một nền tảng kiến thức vững chắc và tính kỉ luật cao. Ngoài ra, bạn còn phải bỏ dần 5 thói quen xấu của người tự học Toeic được liệt kê trong bài viết dưới đây.
Đọc thêm:
- Đề thi Toeic Reading 2023 có gì mới?
- Điểm thay đổi trong Toeic Listening 2023
1. Không biết trình độ hiện tại của mình
Người tự học Toeic hiếm khi đo lường trình độ hiện tại của mình trước khi bắt đầu luyện đề. Hầu như các bạn hoặc là không để tâm hoặc thấy điều đó phiền phức tốn thời gian. Biết được trình độ của mình nghe thì có vẻ không cần thiết nhưng thực chất điều này cực kì quan trọng. Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới có kế hoạch học tập hợp lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục tiêu. Hiện nay có rất nhiều website miễn phí cho phép bạn thi thử ngay tại nhà. Chỉ cần bỏ ra 30 đến 45 phút bạn đã có thể nắm được sức học hiện tại của mình và hiểu được hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
2. Đặt mục tiêu không thực tế
Vì thói quen không đo lường trình độ của bản thân, người tự học Toeic thường đặt những mục tiêu quá cao so với năng lực. Có rất nhiều bạn lí giải đặt mục tiêu cao để có động lực phấn đấu. Tuy nhiên, nếu học mãi mà bạn vẫn chưa thể đạt được 70% mục tiêu của mình thì bạn sẽ cảm thấy rất chán nản và mệt mỏi. Một mục tiêu thực tế mới chính là động lực tốt nhất để bạn cố gắng. Ví dụ trình độ hiện tại của bạn là 350 và chỉ còn 3 tháng để ôn thi, bạn chỉ nên nỗ lực đạt Toeic 600+.
Dựa trên mục tiêu này, bạn sẽ tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp cũng như phân bổ thời gian học hợp lí. Cân bằng giữa luyện thi và sinh hoạt giúp bạn duy trì năng lượng tích cực cho nhiều hoạt động. Vì nói đến cùng, bằng Toeic chỉ là một công cụ giúp bạn tìm việc hoặc tốt nghiệp đại học. Bạn còn rất nhiều việc phải làm bên cạnh luyện thi Toeic.
☀ Chinh phục TOEIC 650+ chỉ trong 3 tháng
☀ Tham gia ngay KHÓA HỌC CHỈ 499K
3. Giải đề mà không hệ thống hoá lại kiến thức
Khi được hỏi “Bạn tự học TOEIC bằng cách nào?” thì 9/10 bạn nói là giải đề đến khi nào thành thục thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ tiếng Anh tổng quát tốt. Lúc đó đó, việc giải đề chủ yếu để làm quen với các dạng câu hỏi. Còn đối với những bạn khả năng tiếng Anh còn yếu thì làm đề Toeic nhiều chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”.
Tập trung giải đề Toeic không phải là phương pháp tự học hiệu quả
Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và kỹ năng bạn cần phải phát triển. Bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những kỹ năng đó. Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề TOEIC để luyện tập cho những kỹ năng đó. Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng, những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại khi cần thiết.
4. Ôn thi TOEIC kiểu đối phó
Đây là hệ quả của những sai lầm phía trên. Khi bạn chưa đủ khả năng mà đã vội giải đề TOEIC thì sẽ cảm thấy bị choáng ngợp trước lượng kiến thức khổng lồ. Rất nhiều bạn cho rằng vì không có thời gian và mục tiêu của các bạn thấp (450 – 550) nên chỉ cần giải đề Toeic ngay.
Thời gian đầu sẽ khá dễ dàng khi những phần đầu của Toeic tương đối đơn giản. Tuy nhiên, càng học sâu, bạn càng cảm thấy bối rối, hoảng loạn. Càng làm bài càng không hiểu, càng không hiểu lại càng nản chí. Dần dần bạn bị mất động lực và nảy sinh nỗi sợ Toeic. Không hiếm trường hợp dù đã đi làm nhưng vẫn chưa thể ra trường do nợ bằng Toeic. Để có thể thành công trong kì thi TOEIC, bạn cần phải thay đổi tư duy học đối phó. Xem kỳ thi TOEIC như là 1 bước đệm để mình phát triển khả năng tiếng Anh sau này. Nếu tư duy như vậy thì bạn mới có thể kiên trì theo đến cùng.
5. Chỉ tập trung ôn ngữ pháp
Khi tham gia nhiều hội nhóm Toeic, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều câu hỏi ngữ pháp, mẹo làm bài ngữ pháp. Vô hình chung, bạn cảm thấy học ngữ pháp nhiều sẽ giúp đạt điểm thi Toeic. Tuy nhiên, thực tế, ngữ pháp chỉ là 1 phần nhỏ của part 5 và 6 trong khi 2 part này chỉ chiếm 25% tổng số điểm TOEIC thôi. Bạn cần điều chỉnh lại kế hoạch học tập và ôn tất cả các phần. Trong đó, dành thời gian cho những phần nào chiếm nhiều tỉ lệ điểm nhất.
Lập kế hoạch và phân bổ thời gian tự học hợp lí
Sau đây là cách phân bổ thời gian cho từng phần trong khóa học TOEIC của 4Fun Language. Hãy tham khảo để tự lên kế hoạch học tập cho mình có hiệu quả nhé:
- Part 7: 30% = 14h = 6 buổi
- Part 4: 20% = 10h = 5 buổi
- Part 3: 20% = 10h = 5 buổi
- Part 2: 15% = 8h = 4 buổi
- Part 5-6: 10% = 5h = 3 buổi
- Part 1: 5% = 4h = 2 buổi
Để đọc nhiều bài viết hay hơn chuyên về giải đề Toeic, hãy tham khảo chuyên mục Tự học Toeic của chúng mình nhé!
——————————
4Fun Language – Trung tâm đào tạo Tiếng Anh giao tiếp Đà Nẵng và Luyện thi Toeic Đà Nẵng uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm trị mất gốc tiếng Anh và luyện thi. 4Fun luôn luôn sáng tạo và cải tiến phương pháp dạy cũng như giáo trình học. Người học vừa có được sự thoải mái khi học ngoại ngữ, vừa có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo.
Để lại một bình luận